THÀNH CỔ CHÂU SA

Thành Cổ Châu Sa

Thành Cổ Châu Sa hay Amaravati được người Chăm Pa xây dựng. Đây là thành đất duy nhất còn để lại dấu tích ở Việt Nam.

Thành Cổ Châu Sa ở đâu?

Thành cổ nằm trên tuyến quốc lộ 24B đi Cảng Sa Kỳ – Dung Quất, thuộc xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh. Thành có 2 gọng thành, nối thành nội với sông Trà Khúc, phía Bắc giáp với sông Hàm Giang về phía Cảng Sa Kỳ, phía Nam giáp với sông Trà Khúc.

Đặc điểm của Thành Cổ Châu Sa.

Thành cổ Châu Sa hay còn gọi là thành Hời, được xây dựng vào thế kỉ IX, X. Thành được đắp bằng đất, có hình chữ nhật, gần vuông, chạy theo hướng Bắc – Nam. Thành gồm có thành nội và thành ngoại.

Thành nội dài 586m, ngang 558m, phần chân rộng 25m, cao 4,6m, bề mặt thành rộng 5,2m; Thành dài khoảng 600m, hào rộng 12m, có hình càng cua nên phòng thủ rất chắc chắn. thành nội mở 5 cửa Đông, Tây, Bắc, Nam và Tây Nam. Cửa Nam là cửa chính, tại của này và của Đông, cửa Tây Nam có đắp vọng lâu bằng gạch nhô cao hơn các cổng còn lại.

Thành ngoại, sự kết hợp giữa các đoạn đào đắp với địa hình tự nhiên, khéo léo tận dụng đồi núi thấp và các sông con, rạch nước, ao đầm chằng chịt. Thành ngoại chỉ đắp 3 cạnh, cạnh Tây và Đông đắp kiên cố, cạnh Bắc dựa vào núi, phía nam nhìn ra sông Trà Khúc nên không có bờ thành.

Những dấu vết của thành cổ Châu Sa
Những dấu vết của thành cổ Châu Sa
Hai bên đường đi đầy trúc của Thành Cổ
Hai bên đường đi đầy trúc của Thành Cổ
Dấu vết thành đất tại thành cổ Châu Sa
Dấu vết thành đất tại thành cổ Châu Sa

Bạn sẽ có dịp khám phá Thành Cổ Châu Sa trong các tour du lịch Lý Sơn – Quảng Ngãi.

Lịch sử hình thành Thành Cổ Châu Sa.

Quá trình hình thành và nghiên cứu Thành Cổ Châu Sa bắt đầu từ năm 1924 khi nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier tình cờ tìm thấy một bia đá, sau này gọi tên là “Bia đá Châu Sa”. Các dấu vết cho thấy thành cổ Châu Sa đã từng là trung tâm kinh tế của châu Amaravati thuộc vương quốc Chăm pa trước kia.

Trong thành Châu Sa tìm thấy một tấm bia có niên đại năm 903, trên bia ghi thông tin về hai vị vua đầu tiên của vương triều Indrapura là Indravarman II và Jaya Simhavarman. Vì vậy thành Châu Sa ít nhất đã tồn tại trong thời kì vương triều Indrapura ở thế kỉ IX-X và là một trung tâm hành chính, kinh tế quan trọng của châu Amaravati, một địa điểm quan trọng thông thương với các nước trong khu vực.

Qua nhiều biến động lịch sử, từ nửa cuối thế kỉ XV, nơi đây đã thuộc triều đại phong kiến Đại Việt và dùng làm thủ phủ của các cơ quancai quản đạo Thừa Tuyên Quảng Nam, trong đó có phủ Tư Nghĩa, nay là vùng đất tirng Quảng Ngãi.

Sau 70 năm được phát hiện, thành mới được công nhận là di tích quốc gia Việt Nam. Hiện nay, địa điểm du lịch Quảng Ngãi này thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà khảo cổ cũng như các du khách. Quá trình khai quật thành đã phát hiện ra nhiều loại gốm cổ, thẻ bài cổ và dấu vết của một kho lương thực lớn.

Hướng dẫn đến Thành Cổ Châu Sa từ Quảng Ngãi.

Từ thành phố Quảng Ngãi, du khách đi ra cầu Trà Khúc, qua sông, qua cầu rời rẽ phải lên quốc lộ 24B rồi đi về xã Tịnh Châu (cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 8,7km). Trên con đương xe Chu Lai đi Sa Kỳ hay xe Quảng Ngãi đi Sa Kỳ bạn có thể ghé di tích Thành Cổ Châu Sa.

Du khách đến với Quảng Ngãi nhất định phải đến Thành Cổ Châu Sa để có trải nghiệm khám phá công trình độc đáo tại nơi đây nhé.

Leave a Reply